Chọn Encoder cho một ứng dụng trong thực tế | Cách chọn Encoder

cach-chon-encoder

Trong phần trước chúng ta đã tìm hiểu cơ bản về Encoder. Trong phần này, tôi sẽ hướng dẫn cách chọn Encoder trong thực tế. Mỗi ứng dụng có thể khác nhau nhưng đây là những điều cơ bản cần chú ý khi chọn một Encoder khi sử dụng nó trong môi trường điện công nghiệp.

Nếu chưa đọc phần trước, bạn hãy đọc qua tại đây trước khi bắt đầu.

 

Kiểu Encoder

  • Absolute encoder hay Incremental Encoder: Thông thường sẽ là Incremental Encoder (Encoder tương đối)
  • Loại xoay (Rotary Encoder) hay loại thẳng (Linear Encoder): Tôi thấy loại xoay sử dụng phổ biến hơn.
  • Kiểu trục Shaft encoder hay Hollow shaft encoder, kích thước trục, đường kính ngoài… các thông số này tùy thuộc vào ứng dụng và thiết kế cơ khí của bạn để chọn cho phù hợp.

incremental encoder

Có thể hữu ích cho bạn:

Các thông số về điện

Tạm gọi như vậy, vì các thông số này ảnh hưởng tới việc chúng ta lập trình, điều khiển điện cho Encoder.
– Loại 3 dây hay 5 dây: Nên dùng loại 5 dây, có 3 pha A, B, Z sẽ thuận tiện cho việc điều khiển hơn.
– NPN hay PNP: Cái này tùy thuộc vào thiết kế mạch của bạn.
– Nguồn cấp: 5VDC, 24VDC…cũng tùy vào mạch điện của bạn. Có Encoder hỗ trợ dải điện áp rộng 5-24VDC luôn. 
– Số xung/vòng (Độ phân giải): Thông số này trên Encoder là “Resolution”. Chẳng hạn 250xung/vòng (250 P/R), 1000P/R…
Thông số này rất quan trọng, nó phụ thuộc vào “đáp ứng ngõ vào” của bộ xử lý (PLC chẳng hạn). Chọn thông số này theo tần số tối đa cho phép của ngõ vào (kHz). Tôi sẽ có một bài viết rõ hơn về cách chọn này trong ứng dụng cụ thể (chẳng hạn đo tốc độ động cơ).
Ngoài thông số cơ bản trên thì còn có các thông số về dòng điện, chiều dài cáp, momen, độ chịu tải của trục… Những cái này bạn có thể tra thêm trong catalog.

Ví dụ chọn Encoder thực tế

cách chọn encoderTrong hình bên là một Encoder tương đối của Omron 
– Kiểu Shaft “trục dương”, NPN Output, 3 pha A, B, Z
– Điện áp hoạt động: 5 – 24VDC.
– Số xung/vòng: 1000 P/R
  • 1 – là Coupling (Khớp nối) để nối vào với “bộ cơ khí” hỗ trợ đo đếm. Xem hình dưới.
  • 2 – Đĩa để gắn vào “bộ cơ khí”. 
  • 3 – Encoder

Khi bạn mua thì thường sẽ có 1 và 3 (nhất định rồi :D). Số 2 bạn phải đặt gia công bên ngoài.

 

 

ứng dụng encoder

Hi vọng qua bài viết này bạn có thể chọn Encoder phù hợp để sử dụng vào ứng dụng của mình.
Hẹn gặp lại các bạn trong phần tiếp theo.
-365evn-

5 1 vote
Article Rating

If you find this content valuable, please rate it (click the button above), share it with your friends or invite me for a coffee by clicking the button below.

Subscribe
Notify of
guest

0 Send a comment to us!
Newest
Oldest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments